We need your funds

January 12, 2014

Bài Giải Đề Thi Học Sinh Giỏi Quốc Gia 2014

Bài viết sau là nhận định, phân tích, và gợi ý giải môn Tiếng Anh - Kì thi chọn HSG Quốc Gia 2014 của riêng cá nhân Tôi. Bạn đọc có thể tải toàn bộ File Đề thi + Gợi ý giải tại đây để dành đọc offline, làm tư liệu tham khảo hoặc chia sẻ cho bạn bè. Ngoài ra, bạn cũng có thể tải file Đề thi + Gợi ý giải Môn Anh HSGQG 2013 tại đây. Xem mục luyện thi đại học tại đây.

* Bài liên quan: Tổng hợp chuyên đề luyện thi đại học và học sinh giỏi

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO                        KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA 
         ĐỀ CHÍNH THỨC                                                                 NĂM 2014
Môn thi           : Tiếng Anh
Thời gian         : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi          : 03/01/2014
Đề thi có 11 trang – Gợi ý giải có 9 trang.
·         Thí sinh không được sử dụng tài liệu (kể cả từ điển).
·         Giám thị không giải thích gì thêm.

PHÂN TÍCH & GỢI Ý GIẢI

Nhận xét chung: Nhìn tổng thể thì đề năm nay tương đối giống đề năm ngoái, cũng có những phần “ăn” điểm dễ dàng, nhưng cũng có những phần tương đối khó “nuốt”. Nếu gặp những phần khó “nuốt”, thí sinh hãy tỉnh táo mà bỏ qua nó để lướt đến phần khác; sau đó, nếu có thời gian thì quay lại tìm hiểu sau. Văn phong của đề thi HSGQG hoàn toàn là văn phong Anh-Anh (British English), nếu học sinh đi học ở những trung tâm do Mỹ dạy hay tự luyện American English, thì hãy cẩn thận với mục “Tìm lỗi sai và sửa lại” ở phần Lexico – Grammar và toàn bộ phần Listening vì thí sinh dễ nhầm lẫn lỗi spelling giữa British English và American English cũng như cách phát âm của người sử dụng American English khác với người sử dụng British English. Nói chung, Tôi chẳng thích cách ra đề phần Listening chút nào bởi nó hoàn toàn rập khuôn và khô khan. Theo Tôi, để phần Listening hay hơn, không những người ra đề cần phối hợp cả hai giọng Anh và Mỹ trong bài nghe mà còn đa dạng hóa nội dung bài nghe. Đây là đề thi chọn HSG Quốc Gia đương nhiên đòi hỏi thí sinh phải thành thạo kỹ năng nghe cả 2 giọng Anh và Mỹ thay vì chỉ giọng Anh như hiện nay. Hơn nữa, trong bài nghe nên có một đoạn tin tức thời sự cập nhật mới nhất (Bầu cử Tổng Thống, Thủ Tướng, Khủng bố...), một đoạn quảng cáo của một công ty hay một tổ chức Chính phủ nào đó, bản tin dự báo thời tiết...Như thế chất lượng đề nghe sẽ được nâng lên phù hợp với mức độ Học Sinh Giỏi Quốc Gia hơn.

Cấu trúc chung của đề thi:  Về cơ bản, những năm gần đây cấu trúc đề thi hoàn toàn không thay đổi (chắc chưa thay đổi trưởng ban ra đề).

·         Listening: 50 điểm/25 câu gồm 4 phần chính.
  • Phần 1: Nghe một đoạn hội thoại ngắn giữa hai người và trả lời True/False cho 5 câu hỏi. 
  • Phần 2: Nghe một đoạn tin tức từ đài BBC, sau đó chọn không quá 3 từ nghe được để điền vào mỗi chỗ trống. 
  • Phần 3: Phần này khá khó, đòi hỏi phải tập trung cao độ. Thí sinh cũng chọn không quá 3 từ nghe được để điền vào mỗi chỗ trống. 
  • Phần 4: Phần này dễ nhất trong 4 phần. Thí sinh nghe một bài phỏng vấn sau đó chọn đáp án đúng nhất từ những đáp án có sẵn để hoàn tất câu hỏi. 
  • => Hãy siêng năng nghe tin tức trên đài BBC, thí sinh sẽ vượt qua phần này dễ dàng.
·         Lexico Grammar: 30 điểm/30 câu gồm 4 phần chính.
  • Phần 1: Chọn đáp án đúng trong 4 đáp án cho sẵn để hoàn tất câu hỏi. Phần này là phần dễ nhất trong 4 phần. Thí sinh nắm vững thành ngữ sẽ làm tốt phần này. 
  • Phần 2: Phần này thuộc dạng word forms. Phần này độ khó được xếp hạng nhì trong 4 phần. Thí sinh không những cần nắm vững từ loại (part of speech) mà còn biết được từ trái nghĩa (antonyms) của từ đó mới mong giải quyết tốt phần này.
  • Phần 3: Phần này không khó bằng phần 2 bởi đã có sự gợi ý sẵn (6 lỗi gồm spelling, grammar, và word form), tuy nhiên thí sinh cần phân biệt được British English và American English để tránh nhầm lẫn.
  •  Phần 4: Phần này được xem là khó nhất trong 4 phần. Thí sinh phải rất nhuần nhuyễn thể loại phrasal verbs mới mong giải quyết tốt phần này.
  • => Luyện ngữ pháp càng nhiều càng tốt, dùng từ điển OALD online để học "word form" cũng như "phrasal verb", thí sinh sẽ vượt qua phần này dễ dàng.
·         Reading: 50 điểm/50 câu gồm 5 phần chính (6 đoạn văn)
  • Phần 1: Phần này gồm 2 đoạn văn nhỏ, được xem là dễ nhất trong 5 phần. Phần này chỉ yêu cầu thí sinh chọn từ có sẵn để điền vào chỗ trống. Thí sinh kiếm điểm phần này khá dễ. 
  • Phần 2: Phần này khá khó, hoàn toàn không có gợi ý. Phần này yêu cầu thí sinh tìm một từ thích hợp điền vào chỗ trống. Để làm tốt phần này, thí sinh cần đọc hiểu toàn bộ đoạn văn, từ đó tìm manh mối cho những từ liên quan đối với từ cần tìm. Thường phần này, đôi khi có một chút liên quan đến những phần sau (ví dụ:_____returning to…), thí sinh đọc tiếp sẽ thấy _____returning to___ ở những đoạn sau. Nếu thí sinh làm không được thì hãy làm tiếp phần sau rồi quay lại phần này để tiết kiệm thời gian. 
  • Phần 3: Phần này không quá khó, cũng dễ kiếm điểm. “Bẫy” ở đây là toàn bộ đáp án đều bắt đầu bằng V_ing, do vậy thí sinh khó mà “lụi” được. Thí sinh cũng cần đọc hiểu toàn bộ đoạn văn để tìm đáp án thích hợp nhất. Có thể trong quá trình đọc, thí sinh không tìm được đáp án theo thứ tự thì có thể làm ngược sau đó quay lại so sánh rồi tìm phương án tối ưu. May cho thí sinh là đoạn văn này không có nhiều từ vựng. 
  • Phần 4: Phần này gồm hai mục: trả lời câu hỏi và tìm từ thích hợp trong đoạn văn để điền vào chỗ trống. Phần này hơi khó. Trước tiên, thí sinh hãy lướt qua những câu hỏi sau đó quay lại đọc đoạn văn. Vì đoạn văn khá dài nên trong quá trình đọc, nếu gặp từ nào mới mà không biết, hãy lướt qua nó, đừng mất quá nhiều thời gian cho những việc vô ích. Dần dần đọc hết đoạn văn và những câu hỏi, thí sinh sẽ ít nhiều hiểu được những từ mới đó. Những đáp án có sẵn trong đề thi thường na ná giống nhau, do vậy thí sinh phải hết sức cẩn thận để khỏi bị “đánh lừa”. 
  • Phần 5: Phần này yêu cầu thí sinh tìm tiêu đề thích hợp (headings) cho từng đoạn văn. Phần này không khó nếu thí sinh biết cách đọc. Thường gặp phần này, thí sinh hãy tìm câu chốt trong từng đoạn văn (topic sentence), những câu chốt này thường nằm đầu mỗi đoạn văn, nó nói lên ý chính của đoạn văn đó. Dựa vào đó, thí sinh tìm mối liên hệ giữa topic sentences và headings. 
  • => Phần này khó và dài. Để làm tốt phần này, thí sinh cần luyện những bài đọc trong cuốn Toefl, CAE, CPE. Đa số phần đọc trong đề thi HSGQG đều trích trong những cuốn này (có chỉnh sửa đôi chút).
·         Writing: 50 điểm gồm 3 phần chính:
  • Phần 1: là phần viết lại câu (gồm 5 câu) khá dễ so với hai phần còn lại. Thí sinh có thể có nhiều cách viết lại câu và hãy tự tin với cách viết của mình miễn sao tuân thủ theo đúng yêu cầu của đề bài (không đổi nghĩa, không đổi từ, thêm 3-8 từ). Ví dụ: câu số 109 có 2 cách viết. GV chấm thi thường là GV giỏi, có kinh nghiệm nên thí sinh không phải lo lắng.
  • Phần 2: Phần này khác năm ngoái nhưng dễ hơn. Thí sinh cần biết một số từ chuyển ý để làm cho đoạn văn thêm trôi trảy. Thí sinh miêu tả phần này giống như một bài địa lý. Nói chung phần này không quá khó. 
  • Phần 3: Phần này quan trọng và khó nhất trong 3 phần. Nó yêu cầu thí sinh viết một bài văn (350 từ). Với 350 từ, thí sinh nên bố trí thành 5 đoạn văn, 70 từ ~ 5 đến 6 câu/đoạn. Mỗi đoạn gồm có Topic sentence, explanation, example, concluding sentence. 
  • => Phần này tuy khó nhưng cũng dễ kiếm điểm (có viết là có điểm, tránh sai ngữ pháp và chính tả). Thí sinh nên tuân thủ thủ cách viết một essay hoàn chỉnh (đừng cố viết bừa).
·         Speaking: Phần này gồm 10 topics có sẵn, thí sinh bốc thăm 1 topic, mỗi thí sinh có 10 phút (5 phút chuẩn bị + 5 phút nói) để trình bày. Nếu trong quá trình nói, thí sinh có gặp trục trặc gì về kỹ thuật thì có quyền giơ tay xin trợ giúp từ giám thị coi thi.

I. LISTENING (50 points):


Part 1:

1. T
2. T
3. F
4. F
5. T

Part 2:

6. threshold
7. proposals including changes
8. former troops
9. deprived communities
10. military background
11. armed service leavers
12. White paper
13. discipline
14. ideological approach
15. uninspiring

Part 3:

16. Iron Age
17. ruling families
18. colonisation
19. the advent
20. myths, legends

Part 4:

21. D
22. B
23. B
24. C
25. D

II. LEXICO – GRAMMAR (30 points):

Part 1: Phần này khá dễ, phần này hoàn toàn thiên về cách dùng thành ngữ. Trong một số câu có những đáp án gây nhiễu (như 27, 32, 33, 35) dễ gây bối rối cho thí sinh trong việc chọn lựa đáp án nào chính xác nhất. Do vậy thí sinh cần phải tỉnh táo dùng phương án loại trừ để tìm cho mình một đáp án thích hợp nhất. => Phần này dễ kiểm điểm nhất.

26. C
27. A
28. A
29. B
30. B
31. D
32. A
33. C
34. D
35. D

Part 2: Phần này tương đối khó (tiêu biểu là 38, 40, 42). Thí sinh không giỏi phần word forms có thể “toi” phần này ngay. Nó không đơn thuần yêu cầu thí sinh đặt tính từ, trạng từ, danh từ, động từ thích hợp vào trong câu, mà nó còn đòi hỏi thí sinh phải hiểu nghĩa của đoạn văn và tìm đúng từ trái nghĩa để đặt vào cho tương xứng với ngữ cảnh đoạn văn. => Phần này khó kiếm điểm.

36. indispensable
37. practitioner
38. underpinning
39. harmonious
40. unabated
41. lucidity
42. counteracts
43. impediments

Part 3: Phần này dường như khá dễ, dễ hơn so với năm ngoái rất nhiều bởi vì người ra đề đã gợi ý các lỗi cần tìm (ngữ pháp, chính tả, và từ loại) cho thí sinh rồi. Việc còn lại của thí sinh là tìm đúng những từ có lỗi đã định sẵn. => Phần này dễ kiếm điểm.

44. converting -> converted (line 4)
45. marvel -> marvels (line 8)
46. worrying is -> worrying are (line 9)
47. occurences -> occurrences (line 12)
48. thousand -> thousands (line 13)
49. sensible -> sensitive (line 14)

Part 4: Phần này sẽ dễ đối với ai rành về phrasal verbs, còn thí sinh không rành phần này thì có lẽ “cắn bút” => Phần này khó kiếm điểm.

50. up
51. for/after
52. for
53. under
54. over
55. with

III. READING (50 points):

Part 1: Phần này đòi hỏi thí sinh cũng phải nắm vững một số thành ngữ (expressions) thì may ra mới giải quyết được, hoặc thí sinh cũng có thể dùng phương pháp loại trừ để giải quyết phần này. => Phần này không khó lắm, tương đối dễ chịu.

56. B
57. D
58. C
59. A
60. D
61. B
62. D
63. A
64. A
65. D

Part 2: Phần này có thể xem là phần khó nhất trong đề thi, thí sinh hoàn toàn chẳng có gợi ý nào cho sẵn cả. Thí sinh buộc phải đọc hiểu đoạn văn để quyết định đúng từ cần tìm. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, những bài tập dạng này, thường những từ mà người ra đề yêu cầu thí sinh tìm là những tiểu từ (particles) hoặc những danh từ (nouns), đại từ (pronouns), hoặc túc từ (objects) có liên hệ với chủ từ (subjects) trước đó. Ngoài ra còn có một số động từ cũng không quá phức tạp. => Phần này khó.

66. being
67. into
68. be/vary/range
69. it
70. when/while/whilst
71. out
72. when/as/until
73. out
74. fact
75. on/upon/after
76. on
77. visited

Part 3: Phần đọc hiểu này tương đối dễ bởi nó ít từ vựng, do vậy việc thí sinh hiểu 90% đoạn văn này là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên việc điền vào chỗ trống thì không đơn giản bởi các câu na ná giống nhau, ngoài ra còn có 3 câu dư dùng để “tung hỏa mù” nữa. Do vậy để làm tốt phần này, thí sinh cần đọc hiểu cho được đoạn văn, sau đó ráp từng đáp án vào đoạn văn (không nhất thiết theo thứ tự, có thể làm 83 trước nếu thấy dễ…rồi quay trở lại 78…), kế tiếp là kiểm tra nghĩa và dùng phương pháp loại trừ => Phần này dễ kiếm điểm nếu thí sinh tỉ mỉ.

78. G
79. I
80. C
81. H
82. B
83. E

Part 4: Phần này hoàn toàn không khó, vừa sức với thi sinh thi HSGQG. Đoạn văn khá dài, nên để làm nhanh phần này, thí sinh cần rèn luyện cho mình kĩ năng đọc lướt đoạn văn, đọc kỹ những câu hỏi. Kinh nghiệm làm nhanh phần này mà không mất nhiều thời gian là hãy đọc những câu hỏi trước sau đó quay lại đọc lướt đoạn văn, vì như thế , thí sinh về cơ bản đã trả lời được vài câu hỏi rồi, sau đó định hình được hướng tiếp theo cho những câu hỏi khó. Chú ý, trong quá trình đọc, thí sinh sẽ gặp những từ mới, từ khó mà chưa bao giờ thấy, hãy thật bình tình mà lướt qua nó bởi vì đôi khi nó không cần thiết cho phần trả lời các câu hỏi => Phần này không khó lắm nếu thí sinh đọc hiểu tốt.

84. C
85. D
86. B
87. D
88. D
89. B
90. unsociable
91. retrain and upgrade
92. optimistic
93. stimulating and motivating

Part 5: Phần này khó hơn phần 4 nhiều, nhìn những câu hỏi đơn giản vậy nhưng rất khó “gặm”. Phần này thí sinh cần phải đọc hiểu toàn bộ bài văn chứ không đơn thuần là đọc lướt giống phần 4 bởi vì có hiểu được đoạn văn mới tìm đúng được tiêu đề của nó. Tuy nhiên, may mắn cho thí sinh là phần này không có quá nhiều từ mới, toàn những từ quen thuộc nên khả năng kiếm điểm cho phần vẫn cao => Phần này hơi khó nhưng đọc hiểu tốt thành ra dễ.

94. VII
95. IX
96. V
97. II
98. VIII
99. III
100. X
101. N
102. N
103. Y
104. NG
105. Y

IV. WRITING (50 points):

Part 1: Phần viết lại câu này không khó, nếu không muốn nói là đơn giản đối với trình độ HSGQG. Đã có từ gợi ý , do vậy thí sinh chỉ cần thêm từ 3 đến 8 từ để hoàn thành câu. Có rất nhiều cách viết lại câu với từ cho sẵn, nhưng người ra đề đã giới hạn rất rõ ràng cho thí sinh những việc cần làm rồi, việc còn lại là thí sinh chỉ cần theo gợi ý mà thôi. Tôi thấy thú vị ở câu 109. Trong câu này “written” có thể được hiểu như là một tính từ (adjective) hoặc là một quá khứ phân từ (past participle) của động từ write. Ưng với mỗi cách hiểu, thí sinh vẫn có thể viết thành những cách khác nhau miễn là nó không thay đổi nghĩa so với câu gốc là được. GV chấm bài thường là GV giỏi và có kinh nghiệm, do vậy họ sẽ không chấm theo kiểu rập khuôn, ngược lại họ còn hứng thú với những sáng tạo của thí sinh. => Phần này dễ.

106. 
C1: I regret having let/letting my friends talk me round to going on such a risky-off road trip.
C2: I regret having let/letting my friends talk me into going on such a risky-off road trip.

107. To our utter astonishment, the Rector absented himself from the opening ceremony as agreed.

108.
C1: The student’s performance is improving in evidence this year.
C2: The student’s performance shows his/her improvement in evidence this year.

109.
C1: Only if all the workers make/lodge/submit/file their written complaints will the Board reconsider a fringe benefit cut.
C2: Only if all the workers have/get their complaints written will the Board reconsider a fringe benefit cut.

110.
C1: There is no question of him giving up his opposition to the new nuclear scheme.
C2: There is no question that he will not give up his opposition to the new nuclear scheme.

Part 2: Thí sinh cần phải làm 2 việc chính: một là tóm lược những đặc điểm chính, hai là so sánh. Để làm được phần này, thí sinh cần phải biết được những từ chuyển ý (bên dưới), có như vậy thì đoạn văn mình viết mới trôi trảy và làm ấn tượng người đọc. Phần này đòi hỏi kỹ năng viết cũng như vốn từ vựng phong phú của người viết. Đoạn văn chỉ gói gọn trong phạm vi 150 từ không phải là quá khó đối với thí sinh. => Phần này không khó.
Dùng những từ linking words and phrase gợi ý sau để làm cho đoạn văn thêm mạch lạc:

1. To indicate comparison:
Similarly
Likewise
Also
Like
Just as
Just like
Similar to
Same as
Compare
Compare(d) to / with
Not only...but also

2. To indicate summary:
After all
All in all
All things considered
By and large
In any case
In conclusion
In short
Finally
To sum up
Overall,……
In sum,….
Particularly ….
Especially…..
Specifically ….
Notably ……

Part 3: Tham khảo cấu trúc một Essay tại đây .Sau đây là gợi ý cho thí sinh cách viết một essay hoàn chỉnh:
Thêm những linking words and phrases sau để kết nối các đoạn văn với nhau thành một bài văn hoàn chỉnh: 
  • To indicate Addition:
And
In addition / additionally / an additional
Furthermore
Also
Too
As well as
  • To indicate Reason:
For
Because
Since
As
Because of
  •  To indicate Example:
For example
For instance
That is (ie)
Such as
Including
Namely
  •   To indicate Sequence:
First / firstly, second / secondly, third / thirdly etc
Next, last, finally
In addition, moreover
Further / furthermore
Another
Also
In conclusion
To summarise
  • To indicate Result:
So
As a result
As a consequence (of)
Therefore
Thus
Consequently
Hence
Due to
  •  To indicate Emphasis:
Undoubtedly
Indeed
Obviously
Generally
Admittedly
In fact
Particularly / in particular
Especially
Clearly
Importantly
  • To indicate Contrast:
However
Nevertheless
Nonetheless
Still
Although / even though
Though
But
Yet
Despite / in spite of
In contrast (to) / in comparison
While
Whereas
On the other hand
On the contrary

Below are hints for essay:
  • Environmental preservation is much more important than economic development. => an overwhelming priority to environmental protection should be done. 
  • First and foremost, environmental preservation is the requirement of sustainable development. 
  • * The resources are limited. 
  • * Human is consuming these limited resources in a rapid pace => destroying the environment seriously => commit a crime to the future generations => solutions. 
  • * For example, land resources are dwindling, why? Rivers and lakes are polluted, why? Deserts are spreading, why? Air and water supplies are polluted, why? => solutions? 
  • The rapid development => foreign investors => promote growth of our economy. What if the environment is awful? 
  • Conflict: Environmental preservation > < Economic development. Example? Solution? 
  • Conclusion: 
  • * Economic development is based on environmental preservation. 
  • * Action: Both governments and ordinary citizens.
NHỚ BẤM LIKE BÊN TAY TRÁI MÀN HÌNH ĐỂ CHIA SẺ CHO BẠN BÈ NHÉ. MANY THANKS!
Should you have any further confidential concerns and questions, or you would like to share your threads and experience as well to our page's readers, don't hesitate to reach me via tuankiet153@gmail.comMany Thanks!
Have a good one!

Tommy Bảo - Yêu Tiếng Anh

3 comments:

  1. ai có đề có thể post lên cho mình đc ko? Ngồi tìm chỗ nào cũng thấy key mà hổng thấy cái đề:v

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đề nằm trong link được chèn trong bài viết đó bạn.

      Delete
  2. Below, we will explore the particular features of land primarily based and on-line roulette wheels. The roulette desk often imposes minimal and maximum bets, and these rules often apply individually for thecasinosource.com all of a player's inside and outside bets for every spin. For inside bets at roulette tables, some casinos might use separate roulette desk chips of various colours to tell apart} players on the desk.

    ReplyDelete

♥ You are highly recommended to use Google or Facebook accounts to jot a few comments down if you have any further questions or concerns. Don't forget to check on "Notify me" at the bottom-right corner of the comment box to keep tracking your comment replies.
♥ Share to be shared - if you want to share any of your own thoughts to this blog's readers, please don't hesitate to reach me here. Many Thanks!
Have a good one!

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...