We need your funds

December 24, 2012

Luyện Dịch Việt - Anh (Part 1)


Hôm nay Tôi trở lại với một phần mới mà chắc hẳn nhiều trong số các bạn đều quan tâm đó là Dịch văn bản từ Việt -> Anh.  Dịch văn bản từ Anh -> Việt đã khó thì dịch từ Việt -> Anh còn khó hơn bởi vì người dịch phải làm thế nào để truyền tải chính xác ý của văn bản từ ngôn ngữ gốc (Việt) sang ngôn ngữ thứ 2 (Anh) cho người đọc hiểu. Để thành thạo được kỹ năng này đòi hỏi người dịch phải giỏi ngữ pháp (xem TẠI ĐÂY), vốn từ vựng phong phú (xem TẠI ĐÂY), và hiểu biết rộng về lĩnh vực cần dịch (xem TẠI ĐÂY). Một điều quan trọng là người dịch phải dịch như  thế nào để người đọc thoạt nhìn biết đó là American English (Tiếng Anh của người Mỹ) chứ không phải Vietnamese English (Tiếng Anh của người Việt). Nghe có vẻ khó khăn thế, nhưng không sao, theo dõi một loạt các bài viết của Admin từ nay về sau, bạn đọc sẽ phần nào cảm thấy dịch Việt -> Anh không còn là “cơn ác mộng nữa.” Phần 1, Admin trình bày với các bạn 8 mẫu câu cơ bản nhất (Simple Sentences) mà các bạn cần biết để góp phần hoàn thiện kỹ năng dịch thuật của mình. Download bài viết này tại đây. Thân!
  • Trước khi đi vào 8 mẫu câu cơ bản, Admin lược sơ lại cấu trúc của một câu Tiếng Anh. Về cơ bản thì cấu trúc một câu Tiếng Anh cũng giống như Tiếng Việt mà thôi. Nó cũng bao gồm Chủ ngữ (Sunject), Vị ngữ (Predicate).
  • Chủ ngữ (Subject) được hiểu nôm na là chủ thể của hành động thường đứng đầu câu. Chủ ngữ bao gồm danh từ (Noun), cụm danh từ (Compound Noun), đại từ (Pronoun), hoặc là một mệnh đề (Clause).
  • Vị ngữ (Predicate) là phần thi hành hành động (mệnh lệnh) của chủ ngữ thường được bắt đầu bằng một động từ (Verb), phần đứng sau động từ gọi là bổ ngữ (Complement).
  • Một điều mà các bạn cần chú ý nữa là nôi động từ (Intransitive Verb) và ngoại động từ (Transitive Verb). Admin sẽ có một bài viết chi tiết để phân biệt 2 loại động từ này. Tuy nhiên các bạn cứ hiểu nôm na là nội động từ không cần túc từ (Object) đi kèm mà bản thân câu nó vẫn có nghĩa, còn ngoại động từ thì cần phải có túc từ (Object) đi kèm thì câu mới có nghĩa nếu không nó được xem là “câu què” (fragment) .
  • Example:
+ My legs hurt: Chân tôi bị đau (có nghĩa vì "hurt" là nội động từ)
+ I break: (Tôi làm bể...không biết bể cái gì vì "break" là ngoại động từ nên cần một túc từ đi kèm) => câu này gọi là "câu què" => nên sửa lại là: I break a bowl: Tôi làm bể cái chén.
  • Tiếp theo là bạn chọn cấu trúc câu cho phù hợp, hoặc là câu đơn (Simple Sentence), hoặc là câu ghép (Compound Sentence), hoặc là câu phức (Complex Sentence).
  • Sau khi chọn cấu trúc câu thì các bạn bắt đầu chọn danh từ (Noun) làm chủ ngữ (Subject), chọn động từ (Verb), tính từ (Adjective), trạng từ (Adverb) và ráp nó vào để làm thành một câu hoàn thiện. Để làm được điều này thì chúng ta bắt đầu khám phá một loạt mẫu câu cơ bản bên dưới.
* Dạng 1: 
  • Dạng mẫu câu này gồm danh từ làm chủ ngữ công với nội động từ (Intransitive Verb), có thể thêm trạng từ đi kèm để bổ nghĩa cho động từ hoặc không cần (Admin để trong ngoặc đơn).
  • Công thức: N + V + (Adv)
  • Example:
+ My arms(N) hurt(V). (Tay tôi đau)
+ She(N) didn’t come(V) on time(Adv): Cô ấy không đến đúng hẹn.

* Dạng 2: 
  • Dạng mẫu câu này gồm danh từ ở vị trí chủ ngữ cộng với động từ “to be” và trạng từ (chỉ thời gian hoặc nơi chốn) đi kèm để bổ nghĩa cho động từ.
  • Công thức: N + V + Adv
  • Example:
+ My uncle(N) is(V) out(Adv). (Chú tôi đang ở ngoài)
+ She(N) is(V) in the U.S. (Adv): (Cô ấy đang ở Mỹ)
+ My parents(N) are(V) at work(Adv). (Bố mẹ tôi đang ở sở làm.)

* Dạng 3: 
  • Dạng mẫu câu này gồm danh từ có chức năng là chủ ngữ cộng với động từ “to be” hoặc một động từ chỉ trạng thái (look, become, smell, taste, seem, remain, appear, sound…) đi kèm với một tính từ.
  • Công thức: N + V + Adj
  • Example:
My friend(N) is(V) ridiculous(Adj). (Bạn tôi lố bịch thiệt)
+ Her appearance(N) looks(V) perfect(Adj): (Dáng cô ấy tuyệt thiệt)

* Dạng 4: 
  • Dạng mẫu câu này gồm một danh từ có chức năng làm chủ ngữ cộng với một trong 3 động từ Linking Verbs (be, remain, become) và một danh từ khác đóng vai trò là túc từ (Object). Hai danh từ này liên quan mật thiết với nhau và cùng ám chỉ một người hoặc một vật nào đó.
  • Công thức: N1 + V + N2
  • Example:
+ My friend(N) is(V) a nurse(N). (Bạn tôi là một y tá)
+ Obama(N) remains(V) the President(N): (Ông Obama vẫn làm Tổng Thống)

* Dạng 5: 
  • Dạng mẫu câu này (khác mẫu 4 một chút) gồm một danh từ có chức năng làm chủ ngữ cộng với một ngoại động từ (Transitive Verb) và một danh từ khác đóng vai trò là túc từ (Object). Hai danh từ này không liên quan mật thiết với nhau và chỉ 2 người hoặc 2 vật nào hoàn toàn khác nhau.
  • Công thức: N1 + V + N2
  • Example:
+ Reckless drivers(N) cause(V) accidents(N). (Tài xế bất cẩn hay gây tai nạn)
+ Obama(N) visited(V) Asian countries(N): (Ông Obama đã viếng thăm các quốc gia châu Á)

* Dạng 6: 
  • Dạng mẫu câu này gồm một danh từ có chức năng làm chủ ngữ cộng với một ngoại động từ (Transitive Verb) và hai danh từ khác đóng vai trò là Tân ngữ gián tiếp (Indirect Object) đứng sau động từ chính, Tân ngữ trực tiếp (Direct Object) đứng sau tân ngữ gián tiếp. Hai danh từ này không liên quan mật thiết với nhau và chỉ 2 người hoặc 2 vật nào hoàn toàn khác nhau.
  • Công thức: N1 + V + N2 + N3
  • Example:
+ She(N) gives(V) me(N) a book(N). (Cô ta đưa tôi quyển sách)
+ The company manager(N) offered(V) him(N) a great job(N): (Công ty mới đề xuất anh ta vào một vị trí tốt).

* Dạng 7: 
  • Dạng mẫu câu (khác dạng 6) này gồm một danh từ có chức năng làm chủ ngữ cộng với một ngoại động từ (Transitive Verb) và hai danh từ khác đóng vai trò là Tân ngữ trực tiếp (Direct Object) đứng sau động từ và danh từ đứng liền sau tân ngữ trực tiếp có tác dụng bổ nghĩa cho tân ngữ trực tiếp. Hai danh từ này liên quan mật thiết với nhau và cùng chỉ 1 người hoặc 1 vật nào đó.
  • Công thức: N1 + V + N2 + N3
  • Example:
+ She(N) named(V) her baby(N) Riley(N). (Cô ta đặt tên cho đứa bé là Riley)
+ American people(N) reelected(V) Obama(N) the president(N): (Dân Mỹ đã bầu Obama làm Tổng Thống lại)

* Dạng 8: 
  • Dạng mẫu câu này gồm một danh từ có chức năng làm chủ ngữ cộng với một ngoại động từ (Transitive Verb) và một danh từ khác liền sau động từ , tiếp theo sau danh từ đó là một tính từ thay vì danh từ như dạng 7.
  • Công thức: N1 + V + N2 + Adj
  • Example:
+ She(N) finds(V) the new book(N) interesting(Adj). (Cô ta thích thú với quyển sách mới)
+ He(N) makes(V) her dad(N) crazy(Adj): (Nó làm bố nó tức điên lên)

Còn tiếp...
Chúc các bạn thành công!
Quốc Bảo - Yêu Tiếng Anh.

2 comments:

  1. Bài dịch của e rất hay. Công việc của chị cũng liên quan 1 phần đến việc dịch V-A, A-V, nên nếu có thể e giúp chị một số bài dịch về chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ và từ vựng của lĩnh vực này nhé.Cảm ơn e nhiều!

    ReplyDelete
  2. Dạ cám ơn chị đã quá khen:) có gì chị liên lạc em nha.

    ReplyDelete

♥ You are highly recommended to use Google or Facebook accounts to jot a few comments down if you have any further questions or concerns. Don't forget to check on "Notify me" at the bottom-right corner of the comment box to keep tracking your comment replies.
♥ Share to be shared - if you want to share any of your own thoughts to this blog's readers, please don't hesitate to reach me here. Many Thanks!
Have a good one!

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...